MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TIẾN HOÁ SINH HỌC 12

Lượt xem:

Đọc bài viết

Dạng 1: Bài tập phân biệt hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng

Bước 1: Tìm ra các chỉ tiêu chính giúp phân biệt hai nhóm đối tượng. (Các chỉ tiêu này thường có sẵn trong yêu cầu của câu hỏi, bài tập).

Bước 2: Lập bảng so sánh gồm các ô hàng dọc và hàng ngang theo các chỉ tiêu đã định trước.

Bước 3: Dùng các kiến thức đã học hoàn thành nội dung của từng ô trong bảng.

Ví dụ 1: Phân biệt học thuyết tiến hóa của Lamac và của Đacuyn

Bước 1: Tìm ra các chỉ tiêu chính giúp phân biệt hai nhóm đối tượng: nói đến học thuyết tiến hóa là phải đề cập đến các vấn đề cơ bản của lý luận tiến hóa, tức là đề cập đến các tiêu chí: nguyên nhân tiến hóa, cơ chế tiến hóa, sự hình thành đặc điểm thích nghi, sự hình thành loài mới, chiều hướng tiến hóa. Sau cùng là đánh giá các học thuyết này

Bước 2: Lập bảng so sánh gồm các ô hàng dọc và hàng ngang theo các chỉ tiêu đã định trước.

Bước 3: Dùng các kiến thức đã học hoàn thành nội dung của từng ô trong bảng.

Bảng 1: So sánh quan niệm của Lamac và Đacuyn về Tiến hóa

Các vấn đề Học thuyết của Lamac Học thuyết của Đacuyn

Nguyên nhân

tiến hóa Ngoại cảnh thay đổi theo không gian và thời gian, thay đổi tập quán hoạt động của động vật. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Cơ chế

tiến hóa Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, sự đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Sự hình thành đặc điểm thích nghi Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không có loài nào bị đào thải. Biến dị phát sinh vô hướng.

Sự thích nghi đạt được qua sự đào thải những dạng kém thích nghi.

Sự hình thành loài mới Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng, từ 1 nguồn gốc chung.

Chiều hướng TH Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp. – Sinh giới ngày càng đa dạng; tổ chức ngày càng phức tạp; thích nghi ngày càng hợp lý.

Tồn tại

– Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

– Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.

– Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên.

Ví dụ 2: Phân biệt thuyết Tiến hóa tổng hợp và thuyết Tiến hóa bằng các đột biến trung tính

Vấn đề Thuyết Tiến hóa tổng hợp Thuyết Tiến hóa bằng các đột biến trung tính

Nguyên liệu tiến hóa – Quá trình đột biến và quá trình giao phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hóa.

– Quá trình chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa.

– Các cơ chế cách li thúc đẩy sự phân hoá của quần thể gốc. Quá trình đột biến làm phát sinh những đột biến trung tính.

Cơ chế tiến hóa

Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới áp lực của chọn lọc tự nhiên được các cơ chế cách li thúc đẩy, dẫn tới hình thành 1 hệ gen kín, cách li di truyền với hệ gen của quần thể gốc. Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

Đóng góp mới – Làm sáng tỏ cơ chế của tiến hóa nhỏ diễn ra trong lòng quần thể.

– Bắt đầu làm rõ những nét riêng của tiến hóa lớn. – Nêu giả thuyết về cơ chế tiến hóa ở cấp phân tử, giải thích sự đa dạng của các đại phân tử Protein.

– Giải thích sự đa hình cân bằng trong quần thể.

 

Dạng 2: Bài tập vận dụng giải thích các hiện tượng tự nhiên

Bước 1: Tìm nguyên nhân của hiện tượng

Bước 2: Giải thích cơ chế dẫn đến hiện tượng đó thông qua các sơ đồ, bằng chứng

Bước 3: Kết luận.

 

Dạng 3: Lập sơ đồ mô tả hoặc giải thích một luận điểm

Bước 1: Xác định các tiêu chí của luận điểm.

Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các tiêu chí.

Bước 3: Sắp xếp các tiêu chí theo trật tự logic.

Bước 4: Lập sơ đồ hoàn chỉnh.

 

Dạng 4: Chứng minh một luận điểm

Bước 1: Phát biểu luận điểm

Bước 2: Tìm các bằng chứng, luận cứ để chứng minh luận điểm đó.

Bước 3: Sắp xếp các luận điểm theo trình tự logic

Bước 4: Kết luận

 

Dạng 5: Bài tập tính toán về các nhân tố tiến hóa (đột biến, giao phối, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên…)

Bước 1: Xác định tần số tương đối của các alen của quần thể ban đầu theo công thức: pA = (2D+H):2 = d+h/2 ; qa = (2R+H):2 = r+h/2

Trong đó: D: số cá thể có kiểu gen AA; d: tần số kiểu gen AA

H: số cá thể có kiểu gen Aa; h: tần số kiểu gen Aa

R: số cá thể có kiểu gen aa; r: tần số kiểu gen aa

Bước 2: Viết cấu trúc di truyền của quần thể

Bước 3: Tính tần số tương đối các alen và thành phần kiểu gen của quần thể sau khi bị biến đổi do các nhân tố tiến hóa:

+ Do đột biến.

+ Do chọn lọc tự nhiên.

+ Do di nhập gen.

+ Do sinh sản, tử vong…

                                                                                                            Theo Báo GD&TĐ