Bí kíp học tập “bá đạo” giúp bạn chơi Tết thả phanh
Lượt xem:
Bí kíp học tập “bá đạo” giúp bạn chơi Tết thả phanh
Chúng ta đều đang tận hưởng những ngày nghỉ Tết thoải mái. Đây là dịp để tất cả mọi người xả hơi, quây quần bên gia đình đón xuân cũng như lấy lại năng lượng cho một năm mới thành công.
Đối với các bạn trẻ, bên cạnh việc chơi Tết thả ga cũng đừng quên rằng học tập luôn là nhiệm vụ cần ưu tiên. Vậy phải làm sao để vừa đảm bảo ưu tiên ấy mà vẫn có nhiều thời gian chơi Tết thả ga?
Bí kíp khoa học sau đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
1. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý
Tết đến thường là dịp chúng ta không kiểm soát được chế độ ăn uống của bản thân. Những bữa tiệc liên miên khiến bạn đắm mình trong những món ăn giàu chất béo là hết sức bình thường.
Hậu quả của việc này không hề đơn giản. Một nghiên cứu tại Đại học Oxford cho thấy, các sinh viên có kết quả kiểm tra tệ hơn sau khi trải qua 5 ngày với khẩu phần ăn nhiều chất béo.
Vì vậy, nếu có bài kiểm tra sau Tết, hãy chú ý tới điều này!
2. Thay đổi “bàn học” liên tục
Tết là dịp bạn thường xuyên đi chơi và di chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau. Điều đó khiến không ít người cảm thấy mệt mỏi, chán chường.
Vậy hãy biến điều này thành cơ hội học tập cho bản thân. Theo các nhà nghiên cứu, việc học của chúng ta thực ra là quá trình kết nối những gì chúng ta đang học với môi trường xung quanh. Do đó, hãy biến những nơi đi chơi thành “bàn học” đặc biệt của mình. Điều đó sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt hơn thay vì cắm mặt vào sách vở ở nhà.
3. Không nên dùng quá nhiều bút nhớ dòng khi ôn tập
Thói quen gạch chân bài học bằng các loại bút nhớ trong thực tế không giúp bạn học tốt hơn.
Theo báo cáo của Dunlosky và cộng sự tại Đại học Kent, Hoa Kỳ thì những cách đánh dấu, gạch chân, đọc lại hay dùng các thiết bị nhớ để ghi lại bài học là không thực sự hiệu quả.
Việc tô đậm phần nội dung cần nhớ của học sinh hiện nay chỉ giúp nhấn mạnh nội dung một phần chứ không giúp kết nối các khái niệm và kiến thức tốt hơn.
4. “Băm chặt” kiến thức thật nhỏ
Theo lý thuyết về quá trình nạp dữ liệu của não bộ, trí nhớ con người cũng có giới hạn nhất định như bộ nhớ máy tính. Nhà tâm lý học Geogre đã chỉ ra, chúng ta chỉ có thể ghi nhớ thông tin tốt nhất gồm khoảng 7 + 2 phần tử.
Vì vậy, đừng bao giờ “tụng kinh” cả một quyển sách lý thuyết với mong muốn học được toàn bộ trong một ngày để chơi Tết. Hãy chia nhỏ kiến thức và hấp thụ dần dần, như vậy vừa không mất quá nhiều thời gian vừa đạt được hiệu quả cao hơn trong học tập.
5. Học tập bằng mọi giác quan có thể
Nhiều người thường cho rằng con người khi học chỉ vận dụng thị giác và thính giác. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Theo đó, chúng ta nên huy động mọi cơ quan khi phân tích hay ghi nhớ thông tin trong học tập. Càng sử dụng nhiều giác quan, bạn càng nhớ được kiến thức lâu hơn bình thường.
6. Không nản chí khi cảm thấy học không vào
Không ít người thường xuyên rơi vào tình trạng chán học bởi kiến thức đôi khi quá khó với họ. Khi đó, hãy nhớ rằng: Điều gì càng khó nhớ thì càng tiêu tốn nhiều kết nối thần kinh giữa các vùng khác nhau trong não bộ.
Vì vậy, chỉ cần ghi nhớ được một lần, những thông tin ấy sẽ ở bên bạn gần như mãi mãi.
7. Học có chừng, dừng đúng lúc!
Nếu bạn đang nghĩ tới việc dồn bài tập Tết và làm một lần cho xong thì hãy dừng ngay lại. Theo các nhà khoa học, đó sẽ là việc làm tệ nhất trong năm mới của bạn đó.
Vì sao ư? Bởi con người không thể dung nạp quá nhiều thông tin trong thời gian ngắn. Não bộ cũng cần được xả stress giữa những giờ học căng thẳng.
Theo nghiên cứu của giáo sư William Klemm, giảng dạy tại Khoa khoa học thần kinh, Đại học Texas A&M, việc thư giãn giữa những buổi học sẽ tạo ra năng suất tốt hơn là một tiết học dài liên tục. Những khoảng cách của việc thư giãn này nên đều nhau. Thời gian này cũng sẽ giúp bạn củng cố trí nhớ bằng cách có thể xem lại bài đã học.
Nguồn: NY Times, Buzzfeed, Webmd, Popsci